VŨ TRUNG TÙY BÚT

VŨ TRUNG TÙY BÚT

PHẠM ĐÌNH HỔ

(Tự thuật)*

Ta sinh năm Mậu Tý niên hiệu Cảnh Hưng (1768). Khi cha ta làm Hiến sát Sơn Nam trở về, bấy giờ mẹ ta mới mang thai ta, dấu hiệu có thai không rõ, cứ đi lại ăn ở như bình thường, đến bảy tám tháng mà vẫn chưa biết là có ta. Lúc ta năm sáu tuổi, cha ta mới thăng làm Tuần phủ Sơn Tây, bổng lộc rất khá, song những cách chơi cây, đá, hoa, chim, ta chẳng để ý đến. Bà bảo mẫu họ Hoàng từng hỏi về ham muốn của ta, ta nói: “Lập thân hành đạo vốn là phận sự của kẻ nam tử, cái đó không phải bàn nữa. Thảng hoặc sau này thành đạt, được đem văn thơ ra để nổi tiếng ở đời, khiến cho người ta biết mình là con cái nhà nào, đó là cái chí của tôi”. Bảo mẫu đem chuyện nói lại cho cha mẹ ta biết, các người đều khen ngợi. Thấm thoắt hơn hai chục năm trời, lời dạy của cha mẹ thuở còn tấm bé vẫn văng vẳng bên tai mà nay trôi nổi cùng đường, chẳng còn vì ai đội gạo[1], thăm thẳm trời xanh, biết nói gì được nữa!

Cha ta trải nhậm chức Hiến sát Sơn Nam, Tuần phủ Sơn Tây, trong hòm vẫn cất giữ cái mũ cánh chuồn và cái mũ trãi1, ta trong lúc vui đùa thường lấy ra đội, mà lại đặc biệt thích cái mũ trãi, cấm thế nào cũng không được. Cho dù có đem các tích truyện Nôm hoặc các trò cờ bạc ca múa rủ rê ta thì ta cũng bịt tai lại chẳng muốn nghe. Ta đã học qua Kinh Sử, vậy mà chữ Nôm không biết hết, câu ca bản đàn qua tai rồi lại chỉ nhớ láng máng. Năm Giáp Thìn (1784) ta bị ốm có cơ nguy đến tính mệnh, anh trưởng ta đem môn cờ tướng dạy ta, học đến mấy năm mà hễ cứ đấu là thua. Đến ngoài hai mươi tuổi, theo đòi bạn bè, bấy giờ mới hiểu qua thế công thế thủ thì lại không muốn để trí vào chuyện ấy nữa. Còn như các trò cờ bạc thì ta vốn đã không thích. Đôi lúc cũng thử tập chơi nhưng mãi cũng chẳng hiểu được cái thuật của nó thế nào. Thiên phận cho mình cái chỗ đó mờ tối, có cố cũng chẳng được!

Về sau lưu lạc, mắc nghiện chè Tàu. Tuy ấm chén không đủ, không có tiền mua chè thường xuyên, vậy mà vẫn mê như cái mệnh nó phải thế. Bất cứ là chè gì, cho đến cả loại chè tùng quế thơm tho cũng đều nếm khắp. Đã nhiều lần muốn chừa mà không thể chừa nổi. Nhớ lúc sinh thời, mẹ ta thường đem những điều cờ bạc rượu chè ra làm răn, vậy mà nay quá tuổi nhi lập2 trong bốn điều răn ấy đã phạm mất ba. Đêm khuya thanh vắng, nghĩ kỹ thấy hối hận vô cùng. Ta vẫn thường gắng sửa đổi để khỏi phụ lời tiên huấn.

văn xương đế quân cứu kiếp bảo sinh kinh

văn xương đế quân cứu kiếp bảo sinh kinh

Bản gốc tại Di văn hán Nôm

việt nam sử lược

việt nam sử lược

Bản gốc tại Di văn hán Nôm

Việt Nam sử lược ( 越南史略)

Việt Nam sử lược ( 越南史略)

Việt Nam sử lược là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa cho tới năm 1975, về sau vẫn tiếp tục được tái bản.

việt sử lược

việt sử lược

Bản gốc tại Di văn hán Nôm

VIỆT SỬ LƯỢC

VIỆT SỬ LƯỢC

Việt sử lược là bộ sách soạn đời Trần, Việt sử lược có chép phụ lục một bản niên hiệu các vua đời Trần (Trần triều kỷ niên) cuối cùng đề "Kim vương, Xương Phù nguyên niên, Đinh Tị"

việt sử thống giám cương mục

việt sử thống giám cương mục

Bản gốc tại Di văn hán Nôm

việt sử tiêu án

việt sử tiêu án

Bản gốc tại Di văn hán Nôm

Việt Sử Tiêu Án

Việt Sử Tiêu Án

Việt Sử Tiêu Án là bộ sử viết bởi Ngô Thì Sĩ ở Đàng Ngoài, hoàn thành năm 1775. Tác phẩm đề cập đến lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn ngoại thuộc nhà Minh

DMCA.com Protection Status